Khởi Nghiệp Tinh Gọn

Làm thế nào để bắt đầu kinh doanh và kinh doanh thành công ?” là trăn trở phổ biến trong thời buổi hiện nay khi người người kinh doanh, nhà nhà kinh doanh, đặc biệt khi áp lực chi phí và nhu cầu cuộc sống ngày càng cao khiến nhiều người phải tìm cách kinh doanh như một công việc chính hay một công việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập. Nếu bạn đang muốn bắt đầu hoặc đang tìm hiểu để bắt đầu kinh doanh, thì bài viết này sẽ giúp bạn nắm được các yếu tố cốt lõi để định hình ra con đường khởi nghiệp của mình phải đi một cách nhanh nhất và có kế hoạch hành động rõ ràng nhất để thực hiện dự định kinh doanh của mình.

.

Phần 1: Làm Thế Nào Để Có Một Sản Phẩm – Dịch Vụ Tốt ?

Mọi hoạt động kinh doanh đều bắt đầu từ ý tưởng về một sản phẩm – dịch vụ nào đó mà mình cảm thấy có giá trị (hữu ích, chất lượng, đẹp, độc đáo, giá rẻ …) và muốn mang giá trị của sản phẩm ấy đến với mọi người thông qua hoạt động kinh doanh và tạo ra nguồn thu nhập cho bản thân từ các sản phẩm – dịch vụ đó. Vậy làm thế nào để có một sản phẩm – dịch vụ tốt ?

Cách dễ nhất là, tìm kinh doanh, phân phối lại một sản phẩm – dịch vụ đã có mặt trên thị trường và được khách hàng công nhận về giá trị và chất lượng.

Cách thứ hai là, bạn tự tạo ra sản phẩm – dịch vụ, nếu bạn theo cách này và đang trong quá trình khẳng định giá trị, chất lượng để được khách hàng, thị trường đón nhận và có thể kinh doanh lâu dài thì Công thức khởi nghiệp tinh gọn được chia sẻ ở phần tiếp theo là điều mà bất kỳ ai đang khởi nghiệp đều cần biết để thành công.

.

Phần 2: Công Thức Khởi Nghiệp Tinh Gọn

Công thức khởi nghiệp tinh gọn giúp bạn tập trung từng bước hoàn thiện chuỗi “Ý tưởng – Sản Phẩm – Dữ liệu” thông qua vòng lặp các hành động “Xây dựng – Đo lường – Học hỏi“.

Từ Ý TƯỞNG bạn bắt tay vào XÂY DỰNG SẢN PHẨM, khi ra sản phẩm bạn tiến hành giới thiệu quảng bá đến khách hàng, từ đó ĐO LƯỜNG mức độ thành công và được đón nhận sản phẩm như thế nào, dựa trên thông tin, DỮ LIỆU có được từ quá trình tương tác, phản hồi của khách hàng đối với sản phẩm, bạn sẽ HỌC HỎI và tiếp tục có Ý TƯỞNG để không ngừng XÂY DỰNG và hoàn thiện SẢN PHẨM để tiếp tục giới thiệu và mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất. Và vòng lặp “Ý tưởng – Sản Phẩm – Dữ liệu” với các hoạt động “Xây dựng – Đo lường – Học hỏi” sẽ liên tục lặp đi lặp lại trong quá trình khởi nghiệp cho đến khi thành công và ko ai biết là sẽ lặp đi lặp lại bao nhiêu lần, có thể 2 lần, 10 lần, thậm chí cả 1000 lần cho đến khi bạn thực sự có 1 sản phẩm, dịch vụ có chỗ đứng trên thị trường và được khách hàng đón nhận.

Dù phải lặp bao nhiêu lần chăng nữa chỉ cần bạn ko bỏ cuộc kiên trì thử đi thử lại chắc chắn bạn sẽ thành công. Để bóng đèn sáng Edison phải qua hơn 10000 lần thử nghiệm thất bại, còn bạn bạn dám thất bại bao nhiêu lần…

Trong kinh doanh khi đã hiểu công thức trên thì đối với bạn thành công ko phải là vấn đề mà vấn đề là bạn liệu có tồn tại và kiên trì hành động ko bỏ cuộc bất chấp thất bại bao nhiêu lần chăng nữa cho đến khi thành công hay không mà thôi.

Để việc áp dụng công thức khởi nghiệp tinh gọn tốt nhất, hiệu quả nhất, nhanh nhất và ít tốn chi phí nhất bạn cần hiểu thêm về khái niệm MVP (Minimum Viable Product – Sản phẩm khả dụng tối thiểu). Vậy MVP là gì ?

MVP – Sản Phẩm Khả Dụng Tối Thiểu : là phiên bản sản phẩm cho phép chúng ta đi trọn một vòng “Xây dựng – Đo lường – Học hỏi” với chi phí tối thiểu, nổ lực ít nhất và thời gian ngắn nhất. Mục đích của MVP là giúp bạn có thể bắt đầu quy trình học hỏi nhanh nhất, có thể kiểm tra giả thiết kinh doanh, hoàn thiện sản phẩm tốt nhất dựa trên thực tế trải nghiệm và mức độ thỏa mãn của khách hàng chứ không phải dựa trên những gì bạn nghĩ. Bán cái khách hàng cần chứ không phải bán cái mình có.

MVP thỉnh thoảng bị khách hàng coi là kém chất lượng. Và đó là cơ hội để chúng ta học được các thuộc tính sản phẩm mà khách hàng quan tâm. Điều này chắc chắn là tốt hơn suy đoán đơn thuần hay lập chiến lược trên giấy tờ, vì nó đem đến một cơ sở vững chắc, dựa trên trải nghiệm về việc nên xây dựng những thuộc tính gì cho các sản phẩm trong tương lai.

MVP giúp chúng ta tránh được sai lầm và lãng phí không đáng khi khởi sự kinh doanh là mất quá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc chỉ để tạo ra sản phẩm hoàn hảo theo ý mình nhưng khi đưa ra thị trường lại bị khách hàng từ chối. Khi tiến hành xây dựng MVP, bạn hãy tuân theo quy luật đơn giản này: loại bỏ hết mọi tính năng, quy trình, hoặc nổ lực không trực tiếp đóng góp cho việc học hỏi những điều bạn muốn.

.

Phần 3: Cần Biết Về Hệ Thống Tiếp Thị Kinh Doanh Hiệu Quả

Để có thể tạo ra một hệ thống tiếp thị kinh doanh hiệu quả, giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng và bán được nhiều sản phẩm nhất, trước tiên bạn cần phải hiểu và biết được một hệ thống tiếp thị kinh doanh hiệu quả phải bao gồm những gì và hoạt động ra sao, từ đó có kế hoạch xây dựng và phát triển hệ thống tiếp thị kinh doanh của mình ngày càng hoàn thiện một cách tốt nhất, có định hướng, mục tiêu rõ ràng, tránh lan man, lãng phí thời gian, tiền bạc để mò mẫm và làm những việc không cần thiết, không hiệu quả. Vậy như thế nào là một hệ thống tiếp thị kinh doanh hiệu quả ?

Một hệ thống tiếp thị kinh doanh hiệu quả là một hệ thống bao gồm các tiện ích đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện tốt 4 chức năng cốt lõi để kinh doanh thành công là: GIỚI THIỆU, QUẢNG BÁ, TƯƠNG TÁC và CHĂM SÓC.

1. Giới thiệu: là các hoạt động giúp khách hàng hiểu rõ về sản phẩm, trải nghiệm sản phẩm và xem xét nhu cầu sản phẩm trước khi quyết định mua sản phẩm như: cung cấp nội dung (bài viết, hình ảnh, clip…) giới thiệu chi tiết sản phẩm, thuê nhân viên tư vấn giới thiệu sản phẩm, triển khai các chương trình trải nghiệm, dùng thử sản phẩm…

Giới thiệu càng chuyên nghiệp, càng giúp khách hàng thấy được đáp ứng nhu cầu hoặc thấy muốn thử nhu cầu thì càng bán được nhiều sản phẩm.

2. Quảng bá: là các hoạt động giúp sản phẩm tiếp cận đến khách hàng như: thuê mặt bằng nơi đông người qua lại để mở cửa hàng, phòng trưng bày, quảng cáo qua các phương tiện truyền thông (truyền hình, phát thanh, mạng xã hội, máy tìm kiếm…), thuê nhân viên tiếp thị trực tiếp sản phẩm đến khách hàng, phát tờ rơi, dán quảng cáo, treo băng rôn…

Quảng bá càng nhiều, càng mạnh, càng hiệu quả thì sẽ càng có nhiều khách hàng biết đến và tăng cơ hội bán hàng cho sản phẩm – dịch vụ.

3. Tương tác: là hoạt động trò chuyện, trao đổi, góp ý, lắng nghe, phản hồi, giải đáp… về các vấn đề liên quan đến sản phẩm – dịch vụ giữa khách hàng và người bán hàng.

Tương tác giúp bạn đo lường, tích lũy, cập nhật thông tin, dữ liệu về mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ của mình, từ đó đúc kết, học hỏi, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và không ngừng nâng cao giá trị của sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu cũng như phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.

4. Chăm sóc: là các hoạt động nhằm lưu giữ và gia tăng lượng khách hàng trung thành, thân thiết như: thăm hỏi, tặng quà, khuyến mãi, hội nghị khách hàng, chương trình tri ân…

Khi bạn chăm sóc tốt, ngoài việc tái sử dụng sản phẩm – dịch vụ, nhóm khách hàng trung thành, thân thiết sẽ là kênh giới thiệu hiệu quả để bạn có thêm nhiều khách hàng mới. Bạn nên nhớ thường thì 80% doanh thu là đến từ khách hàng cũ (những người đã sử dụng sản phẩm của mình). Vì vậy hoạt động chăm sóc khách hàng vô cùng quan trọng.

Đến đây bạn đã biết được các yếu tố cốt lõi của một hệ thống tiếp thị kinh doanh thành công để định hướng các việc cần làm cho mình. Với một sản phẩm tốt và một hệ thống tiếp thị kinh doanh hoàn chỉnh, chỉ cần kiên trì làm việc, hoàn thiện và phát triển từng ngày chắc chắn bạn sẽ thành công.

.

Phần 4: Tầm Nhìn Kinh Doanh

Kinh doanh hay làm bất cứ cái gì cũng phải có mục tiêu, vậy mục tiêu kinh doanh của bạn là gì? Câu trả lời đa phần sẽ là : tất nhiên mục tiêu kinh doanh là kiếm tiền, là doanh thu, là lợi nhuận rồi. Vâng câu trả lời không sai nhưng đó chỉ là mục tiêu khi hoạt động kinh doanh của bạn đã ổn định, đã có chỗ đứng trên thị trường. Còn mục tiêu xuyên suốt từ khi khởi nghiệp và ngay cả khi đã khởi nghiệp thành công đó là: phải thực hiện một sứ mệnh nào đó môt cách tốt nhất thông qua việc tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ có ích, khác biệt, có tính cạnh tranh cao … để mang những cái tốt đẹp nhất đến cho khách hàng, người dùng của mình. Mọi người hay gọi đó là TẦM NHÌN KINH DOANH.

Để thực hiện tầm nhìn kinh doanh bạn sẽ cần một chiến lược bao gồm mô hình kinh doanh, bảng miêu tả sản phẩm, sự phân tích về cộng sự và đối thủ cạnh tranh, cũng như các ý tưởng về phân khúc khách hàng. Sản phẩm thay đổi liên tục trong quá trình tối ưu hóa, việc thay đổi chiến lược cũng có thể xảy ra nhưng ít thường xuyên hơn. Tuy nhiên tầm nhìn kinh doanh hiếm khi nào thay đổi.

Ví dụ dễ hiểu về tầm nhìn kinh doanh là Facebook với tầm nhìn “Connect People“: Có sứ mệnh kết nối con người thông qua sản phẩm là mạng xã hội phổ biến và thành công nhất thế giới. Nếu không có tầm nhìn “Connect People” của Mark thì sẽ không có Facebook khổng lồ như ngày nay.

Sẽ khó để kinh doanh thành công nếu trong đầu bạn chỉ nghĩ đến tiền mà thiếu đi một tầm nhìn kinh doanh. Tầm nhìn kinh doanh giúp bạn luôn hiểu rõ mình đang đi đến đâu, bạn sẽ không bỏ cuộc nếu có chướng ngại trên đường. Bạn sẽ duy trì sự tập trung hoàn toàn để đến được nơi mong muốn. Vì vậy kinh doanh dù lớn hay nhỏ để thành công bạn cần định hình cho mình một tầm nhìn kinh doanh cụ thể mà bạn có thể sống chết với nó và quyết tâm thực hiện nó cho đến cùng. Tất cả thất bại đều là cơ hội học hỏi cách đạt mục tiêu.

.

Phần 5: Thêm 2 Đúc Kết Giúp Bạn Thành Công

Những gì Tony chia sẻ trong bài viết này không hề mới, có chăng chỉ là sự sắp xếp và diễn đạt lại theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, dễ tiếp cận và dễ ứng dụng hơn dựa trên kinh nghiệm thực tế của Tony. Và Tony hy vọng rằng qua bài viết này bạn có thể đúc kết đươc các kiến thức hữu ích, tìm được cho mình một con đường kinh doanh phù hợp và tự tin đi trên con đường mà mình đã chọn không sợ hãi. Mọi nổ lực nếu đủ đam mê, đủ kiên trì và đủ sáng tạo, sớm hay muộn chắc chắn sẽ mang đến thành công. Tony chúc bạn thành công!

Ps:  Để kết thúc bài viết này, Tony chia sẻ thêm 2 đúc kết hữu ích, mà Tony tin rằng chúng chắc chắn sẽ giúp bạn thêm tự tin, có thêm sức mạnh và tìm thấy con đường thành công của mình nhanh hơn.

1. “Niềm tin để thành công” : Muốn thành công điều trước tiên là bạn phải có niềm tin bạn chắc chắn sẽ thành công đã. Nếu ngay chỉ việc tin vào bản thân thôi mà đã không dám thì liệu bạn có thể dám làm gì ? Tham khảo: mi.foxsignal.com/niemtin >> Click xem

2. “Kế hoạch để thành công” : Thất bại trong chuẩn bị là chuẩn bị thất bại. Một kế hoạch thành công sẽ giúp bạn thành công. Tham khảo: mi.foxsignal.com/kehoach >> Click xem