Kế hoạch có tổ chức

Việc biến những mong muốn vô hình thành một khoản tiền có thực hữu hình đòi hỏi cần có 1 kế hoạch cụ thể. Khi bạn hoàn thành nó, mong muốn của bạn sẽ trở nên cụ thể rõ rệt.

Hãy nhớ khoảnh khắc bạn giảm bớt mong muốn của mình và lên kế hoạch thực hiện nó, trên thực tế, bạn đã đặt bước chân đầu tiên trên con đường đi từ ý tưởng đến hiện thực.

Thế giới bạn đang sống, bản thân bạn và tất cả mọi thứ xung quanh bạn đều là kết quả của những thay đổi mang tính tiến hóa thông qua việc tổ chức sắp xếp lại những thứ rất nhỏ theo một kiểu mới.

Thành công : sự quyết tâm, mục đích cụ thể, mong muốn đạt được mục đích và nổ lực bền bỉ không ngừng.

Ý tưởng có thể biến thành tài sản bằng sức mạnh của ý định rõ ràng kết hợp với một kế hoạch cụ thể.

Các ý tưởng bao giờ cũng vậy. Lúc đầu bạn tạo ra chúng nhưng khi chúng trở nên mạnh mẽ, chúng sẽ quay lại chiếm hữu và điều khiển con người bạn, gạt bỏ tất cả những gì đối lập không phục tùng chúng.

Sự giàu có khi đến với những con số khổng lồ thì không bao giờ là kết quả của những việc làm chăm chỉ. Giàu có đến chính là để đáp lại những nhu cầu cụ thể, căn cứ vào việc áp dụng những nguyên tắc cụ thể chứ không phải do ngẫu nhiên may mắn.

Cách thức xây dựng những kế hoạch thực hiện cụ thể như sau:

1. Bạn hãy tìm đủ những người bạn cần để lập kế hoạch và thực hiện những kế hoạch đó
2. Xem xét những lợi ích bạn có thể mang đến cho mỗi thành viên trong nhóm khi họ tham gia cộng tác.
3. Gặp gỡ bàn bạc với các thành viên trong nhóm cho đến khi các bạn cùng tạo được 1 kế hoạch hoàn hảo
4. Tạo mối quan hệ tốt, hòa hợp với các thành viên trong nhóm

Hãy luôn nhớ hai điều sau:

1. Ðầu tiên bạn cần xác ðịnh mình ðang thực hiện một việc rất quan trọng và muốn đạt được mục đích thì bạn cần có kế hoạch hành động cụ thể, rõ ràng và không được phép sai sót.
2. Thứ hai bạn cần biết cách học hỏi kinh nghiệm, kiến thức, khả năng và trí tưởng tượng của những người khác. Rất nhiều người thành đạt đã áp dụng nguyên tắc này.

Nếu kế hoạch đầu tiên của bạn thất bại, hãy thay thế nó bằng một kế hoạch khác. Trong trường hợp bản kế hoạch mới này cũng thất bại, hãy thay nó bằng một bản kế hoạch mới khác và cứ tiếp tục như thế cho đến khi bạn tìm được một kế hoạch hiệu quả. Đó chính là thời điểm phần lớn mọi người đều bỏ cuộc bởi họ thiếu kiên trì trong việc tạo ra những kế hoạch mới thay thế những kế hoạch đã thất bại.

Bạn sẽ không thể thành công nếu không có những kế hoạch hành ðộng khả thi và mang tính thực tiễn. Hãy nhớ lấy ðiều này, khi kế hoạch của bạn thất bại, ðó chỉ là những thất bại tạm thời chứ không phải là thất bại vĩnh viễn. Ðiều ðó có nghĩa là kế hoạch của bạn chưa khả thi. Hãy xây dựng những kế hoạch khác. Hãy bắt ðầu lại từ ðầu.

Thomas Edison đã thất bại 10.000 lần trước khi ông phát minh thành công chiếc bóng đèn điện.

Những thất bại tạm thời có nghĩa là trong kế hoạch của bạn có điều gì đó không chuẩn xác. Đã có hàng triệu người không bao giờ thoát khỏi đói nghèo, túng thiếu chỉ bởi họ thiếu một kế hoạch khả thi cho việc tích lũy giàu có.

Không ai có thể trở thành giàu có mà không gặp phải những thất bại tạm thời. Khi thất bại tạm thời xuất hiện, nó cho thấy kế hoạch của bạn có gì đó không ổn. Bạn cần xem xét lại mọi khâu và bỏ qua mọi định kiến rào cản, bình tĩnh đi tiếp, hướng về mục tiêu đã đặt ra. Nếu từ bỏ trước khi đến đích, có thể bạn là tuýp người dễ dàng từ bỏ.

” Những người dễ dàng từ bỏ sẽ không thành công và những người thành công sẽ không bao giờ từ bỏ.”

“Dường như chúa đang sát cánh với những người biết chính xác họ muốn gì , nếu anh ta quyết định có được điều đó.”

Thành công chỉ trở thành hiện thực khi bạn có 1 kế hoạch cụ thể, những mong muốn cụ thể và kiên trì thực hiện nó. Mọi thất bại đều mang trong nó một hạt giống thành công.

Nếu bạn nổ lực áp dụng các nguyên tắc mà không thực hiện chúng một cách liên tục đều đặn thì sẽ chẳng mang lại giá trị gì. Nếu bạn muốn đạt kết quả tốt, bạn phải thực hiện tất cả các quy tắc cho đến khi chúng trở thành thói quen đồng hành cùng bạn.

Tám nhân tố của sự kiên trì:

1. Mục đích rõ ràng
2. Khát vọng
3. Tự lực
4. Có kế hoạch rõ ràng
5. Có hiểu biết đúng đắn
6. Hợp tác
7. Sức mạnh ý chí.
8. Thói quen.

Bốn bước rèn luyện tính kiên trì:

1. Mục tiêu rõ ràng, cụ thể dựa trên khát khao cháy bỏng thực hiện nó.
2. Kế hoạch cụ thể rõ ràng và thực hiện liên tục.
3. Làm chủ nhận thức, không bị những chỉ trích của bạn bè, người thân hay xã hội tác động.
4. Hợp tác và có được sự liên minh của những người ủng hộ kế hoạch hành động của bạn.

Đó là bốn bước kiểm soát vận mệnh tài chính của bạn, bốn bước dẫn đến tự do và độc lập suy nghĩ, bốn bước để bạn biến giấc mơ thành hiện thực.

Một đặc điểm của người có kiến thức nông cạn là luôn cố tỏ ra thông thái. Họ luôn nói quá nhiều nhưng lại nghe quá ít. Hãy nghe và quan sát thật nhiều, nói ít thôi. Vì vậy việc đầu tiên bạn cần làm đó là: học cách im lặng ðể lắng nghe và quan sát nhiều hơn.